Now và Baemin – So sánh ưu nhược điểm của “2 ông lớn” Apps giao đồ ăn

Now và Baemin - So sánh ưu nhược điểm của "2 ông lớn" Apps giao đồ ăn

Nói đến apps giao đồ ăn thì thị trường Việt Nam không thiếu những cái tên đang cạnh tranh nhau từng phút để dành thị phần. Nhưng Grab hay Gojek đều là những cái tên đi lên từ nền tảng xe ôm công nghệ. Nên hôm nay, chúng ta sẽ chỉ so sánh “2 ông lớn” của các apps giao đồ ăn thuần tuý, đó là Now và Baemin. 

1. Now – Chiến binh dày dạn kinh nghiệm của các apps giao đồ ăn

Now và Baemin - So sánh ưu nhược điểm của "2 ông lớn" Apps giao đồ ăn

Trực thuộc công ty Foody – một hệ sinh thái ẩm thực nên nền tảng dữ liệu quán dồi dào, vốn đầu tư mạnh chiếm đến 82% cổ phần từ tập đoàn Singapore Sea Group. Hiện tại 3 mảng kinh doanh của Sea là Garena, AirPay và trang thương mại điện tử Shopee chính vì vậy bạn sẽ thấy ứng dụng Now.vn khuyến khích người dùng thanh toán bằng ví điện tử AirPay.

Now Food, tiền thân là Delivery Now, giao đồ ăn, thức uống từ hàng ngàn quán, đây là dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất tại công ty. Đối tác giao nhận sẽ mua nhận hàng tại Quán và đem đến cho khách trong thời gian sớm nhất. Tiên phong trong thị trường giao thức ăn, Now đã làm rất tốt công việc của bên trung gian kết nối giữa điểm bán (Merchant) và người dùng (User). 

Now và Baemin - So sánh ưu nhược điểm của "2 ông lớn" Apps giao đồ ăn

Khởi đầu là một dịch vụ chỉ dành riêng cho việc giao hàng thức ăn và nước uống, Now.vn hiện nay đã mở rộng sang các ngành hàng khác như hoa tươi, bách hóa, thực phẩm tươi sống, mỹ phẩm,…và đóng vai trò là nền tảng kết nối giữa người sử dụng Foody với các đơn vị cung cấp dịch vụ/sản phẩm trên.

  • Food: giao hàng thức ăn và nước uống từ các nhà hàng, quán ăn
  • Fresh: thực phẩm tươi sống, đồ đông lạnh, trái cây
  • Liquors: các mặt hàng rượu, bia
  • Flowers: đặt hoa phục vụ tiệc hoặc cho các dịp đặc biệt
  • FMCG: các mặt hàng làm đẹp và sức khỏe, mẹ và bé
  • Medicine: các loại thuốc, thực phẩm chức năng
  • Maid: dịch vụ thuê người giúp việc tại nhà theo giờ
  • Laundry: dịch vụ giặt ủi quần áo, giày dép nhận và giao tận nhà

Ưu điểm:

  • Khách hàng có thể tham khảo bình luận, review, hình ảnh trước khi đặt món.
  • Dữ liệu quán dồi dào, phải nói là hầu như là đầy đủ quán nhất trong tất cả app (gần 37.000 quán ở thành phố Hồ Chí Minh), và có mặt 15 tỉnh thành khác.
  • Giao diện app trực quan, người dùng có thể ghi chú, hoặc thêm topping theo từng món.
  • Có nhiều phương thức thanh toán như ví điện tử AirPay, thanh toán thẻ.
  • Thường xuyên có nhiều ưu đãi riêng cho từng quán
  • Hỗ trợ đặt nhóm
  • Khung giờ hoạt động 24/7
  • Xây dựng đội ngũ shipper chuyên nghiệp ở hình thức bên ngoài (thùng giữ nhiệt, đồng phục,…)

Nhược điểm:

  • Thu phụ phí 1.000đ với đơn dưới 50.000đ.
  • Còn tính phí phụ thu với những quán nằm trong trung tâm thương mại, những quán không ký hợp đồng. Mức phí này thường dao động từ 3.000 – 6.000đ.
  • Thời gian xác nhận đơn còn chậm, shipper vẫn còn tình trạng lựa đơn. Để mình nói rõ hơn về việc lựa đơn, vì giá min ship cho từ 1-3km là 15.000đ, dù nhận đơn 1km hay 3km thì giá vẫn như nhau, nên rất nhiều shipper lựa đơn gần.
  • Ví AirPay theo mình thì quá nhiều bước và rườm rà, bạn cần phải cài đặt app thanh toán của Now và liên kết thẻ. Điều mình không thích là khi đặt đơn ứng dụng sẽ trừ tiền ngay, nên lúc quán hết món hay phát sinh thêm phí thì không thể chỉnh sửa lại giá, và phải đợi một khoảng thời gian để được hoàn tiền vào thẻ. Về điều này thì Grab làm tốt hơn, trừ tiền sau khi đã hoàn thành đơn.
  • Có thời gian, rất nhiều khách hàng còn phàn nàn về tình trạng giao đơn chậm của Now, nhưng gần đây mình thấy tình trạng này đã đỡ hơn. 

2. Baemin – Tân binh “nặng ký” của các apps giao đồ ăn

Now và Baemin - So sánh ưu nhược điểm của "2 ông lớn" Apps giao đồ ăn

BaeMin hiện là ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu tại thị trường Hàn Quốc được startup Woowa Brothers cho ra mắt vào năm 2010. Sau khi Woowa Brothers mua lại Vietnammm thì chính thức cho ra mắt phiên bản ứng dụng BaeMin tại thị trường Việt Nam vào ngày 14/05/2019.

BaeMin cung cấp dịch vụ trong ngành giao hàng thực phẩm được điều hành bởi Công ty TNHH Việt Nam MM, Baemin sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý hoạt động. Ứng dụng giúp kết nối giữa nhà cung cấp thực phẩm, nhà cung cấp dịch vụ giao hàng và những người cần sử dụng dịch vụ giao thực phẩm.

Tân binh đến từ Hàn Quốc vừa xâm nhập vào cuộc chiến đã tung ra vô vàn những ưu đãi hấp dẫn. Hình ảnh những shipper áo trắng xanh đang ngày càng phủ sóng rộng rãi ở các khu vực trung tâm Sài Gòn. Baemin đã thâu tóm Vietnammm.com để tiến nhanh hơn trong việc phủ sóng của mình.

Sau 1 năm hoạt động tại TP HCM, tháng 6/2020 vừa qua, Baemin đã Bắc tiến với việc đổ bộ vào thị trường Hà Nội. Với một ứng dụng kết nối gọi đồ ăn như Baemin, bắt đầu kinh doanh tại một thị trường mới không phải chuyện đơn giản, nhất là khi thị trường đã có những đối thủ sừng sỏ khác như GrabFood, Now hay Go-Food.

Đã hơn 1 năm kể từ ngày chính thức mở app và nhận đơn đặt hàng đầu tiên, đến nay BAEMIN đã trải qua một chặng đường không ngừng đổi mới với tốc độ phát triển ấn tượng. Hình ảnh tài xế BAEMIN với màu áo xanh mint đặc trưng trên khắp nẻo đường đã trở nên thân thuộc với rất nhiều người dân TP.HCM và nay là người dân Hà Thành.

Ưu điểm:

  • Giao diện dễ dùng, biểu tượng minh hoạ dễ thương
  • Nhiều ưu đãi “khủng” chất lượng, giảm 50-60%, giảm tối đa 50-80k.
  • Thông báo cập nhật đơn hàng dễ thương
  • Có thể ghi chú cho từng món
  • Shipper được đào tạo quy trình, bài bản. Cái này rút ra từ kinh nghiệm bản thân của mình thì mình cảm thấy giao tiếp với shipper của Baemin thoải mái hơn Shipper của Now rất nhiều. Shipper của Baemin ở Hà Nội đều là những người trẻ, rất nhiệt tình và thân thiện.
Now và Baemin - So sánh ưu nhược điểm của "2 ông lớn" Apps giao đồ ăn

Nhược điểm:

  • Chưa có nhiều dữ liệu của các quán.
  • Chỉ hoạt động trong khoảng thời gian từ 7h30′ – 22h00′ hàng ngày.
  • Độ phủ sóng chưa tốt, chưa có nhiều nhà hàng bằng Now.
  • Không có phần chatbox để liên lạc khi có nhu cầu chỉnh sửa đơn hàng với shipper.
  • Không có phần đánh giá Sao cho nhà hàng, chỉ có thích hoặc không thích.
  • Chỉ giảm giá trên món ăn, không có mã giảm giá trên toàn đơn hàng.
  • Tương tự như Now, nếu thanh toán bằng ZaloPay hoặc tài khoản tín dụng, khi đặt đơn ứng dụng sẽ trừ tiền ngay, nên lúc quán hết món hay phát sinh thêm phí thì không thể chỉnh sửa lại giá, và phải đợi một khoảng thời gian để được hoàn tiền vào thẻ.

Tất cả những đánh giá và ưu nhược điểm trên chỉ để tham khảo vì đây là thông tin thực tế khi mình viết bài này. Rất có thể trong tương lai gần, các apps giao đồ ăn như Now hay Baemin sẽ khắc phục những nhược điểm của mình để mang lại cho thực khách trải nghiệm tốt nhất. Vậy nên các bạn hãy cứ an tâm tải các apps giao đồ ăn, sử dụng và feedback nhé!

>> Xem thêm: 10 quán ốc dưới 30k cho team Sài Gòn là “quán quen” của các ứng dụng giao đồ ăn