Giao đồ ăn tại nhà và những con số đáng kinh ngạc!

Sử dụng dịch vụ giao đồ ăn tại nhà đang thật sự trở thành một thói quen của một bộ phận giới trẻ. Khi xã hội phát triển, con người dành thời gian cho công việc nhiều hơn và ít thời gian dành cho việc bếp núc, thì cũng là lúc các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến lên ngôi. 

Tại Việt Nam, đây là thị trường sôi động của các ông lớn như: Now delivery, Grab-Food, Go-Food, Loship,… Và mặc dù mới tham gia thị trường Việt Nam không lâu, nhưng ông trùm xứ Hàn – Baemin cũng đã khẳng định rất rõ vai trò ứng cử viên nặng ký của mình, nhờ nền tảng công nghệ vững chắc. 

Vậy, thị trường giao đồ ăn trực tuyến của Việt Nam và Thế giới đang biến động ra sao? Sau đây, hãy cùng tìm hiểu những con số đáng kinh ngạc về ngành dịch vụ rất trẻ này qua một vài thống kê và dự báo của Statista (một công ty nghiên cứu thị trường của Đức có uy tín lâu năm trên thế giới) nhé!

Mức độ tăng trưởng của dịch vụ giao đồ ăn tại nhà

Dưới đây là một số con số dự báo về mức độ tăng trưởng của ngành giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam trong năm 2020 và một vài năm tiếp theo (Theo Statista):

  • Doanh thu trong mảng Giao đồ ăn trực tuyến dự kiến đạt 302 triệu đô la Mỹ vào năm 2020.
  • Doanh thu dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2020-2024) là 16,5%, dẫn đến khối lượng thị trường dự kiến đạt 557 triệu USD vào năm 2024.
  • Phân khúc lớn nhất của thị trường là Giao hàng từ nhà hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (giao hàng truyền thống, không qua nền tảng ứng dụng trung gian) với quy mô thị trường dự kiến là 218 triệu đô la Mỹ vào năm 2020.

Trên Thế giới, phần lớn doanh thu sẽ được tạo ra ở Trung Quốc (51.514 triệu đô la Mỹ vào năm 2020).

Nguồn: Statista - Giao đồ ăn tại nhà và những con số đáng kinh ngạc!
Nguồn: Statista – Giao đồ ăn tại nhà và những con số đáng kinh ngạc!

Theo dự báo của công ty nghiên cứu thị trường này, việc giao đồ ăn trực tiếp từ nhà hàng tới người tiêu dùng mà không qua các nền tảng ứng dụng vẫn đang tăng trưởng đều và chiếm ưu thế so với việc giao nhận đồ ăn qua các app di động. Tuy nhiên, khi nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, các nền tảng ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến đang có sức tăng trưởng vượt trội so với việc giao đồ ăn trực tiếp từ nhà hàng đến người tiêu dùng. 

Cụ thể, từ 2020, con số này bắt đầu tăng vọt (có thể là một phần do tác động của đại dịch Covid, ảnh hưởng tới thói quen của người dân Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung). Các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến thực sự đang trên đà phát triển chóng mặt, và chẳng bao lâu nữa, các nền tảng này sẽ lấn át cả doanh thu của việc giao đồ ăn truyền thống.

Độ tuổi của người dùng

Nguồn: Statista - Giao đồ ăn tại nhà và những con số đáng kinh ngạc!
Nguồn: Statista – Giao đồ ăn tại nhà và những con số đáng kinh ngạc!

Không có gì đáng ngạc nhiên khi số người dùng tại Việt Nam tập trung nhiều nhất trong độ tuổi từ 25 đến 34. Đây là nhóm người trẻ, năng động, sử dụng các thiết bị công nghệ thường xuyên và thích trải nghiệm những điều mới mẻ.

Thêm một lý do nữa để giải thích cho việc này, đó là những người thuộc độ tuổi trên sẽ là nhóm người bận rộn với công việc nhiều nhất, đây cũng là độ tuổi mà họ dành nhiều thời gian cho công việc nhất. Vì vậy, việc bếp núc đôi khi là vấn đề mà họ ít quan tâm. Thay vì hàng ngày phải đi chợ rồi vào bếp nấu nướng, họ cảm thấy việc đặt đồ ăn qua các ứng dụng giao đồ ăn tại nhà sẽ tiết kiệm thời gian và công sức hơn. Đồ ăn được gọi qua app cũng rất tiết kiệm. Chỉ từ 30.000 đến 35.000 đồng cho một suất ăn. Đôi khi tự nấu còn tốn kém hơn nhiều!

Nhóm người sử dụng dịch vụ này nhiều thứ hai là độ tuổi từ 18 đến 24. Đây là thế hệ gen Z, thích trải nghiệm những điều mới mẻ, có tư duy đột phá và năng động. Họ rất nhạy bén với những thiết bị hay ứng dụng công nghệ mới. Vì vậy, đây có thể coi là “thế hệ vàng” trong tương lai của các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến.

Xếp ở vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng này là nhóm người có độ tuổi từ 55 đến 64 với tỷ lệ 6,3%. Cũng không có gì ngạc nhiên, vì đây là độ tuổi ít nhạy bén với các ứng dụng công nghệ mới. Họ ưa thích dùng những sản phẩm quen thuộc và ngại thay đổi. Một lý do nữa đó là, những người ở độ tuổi này thường đã về hưu. Họ có nhiều thời gian để chăm lo cho bữa cơm gia đình, cũng như quan tâm tới sức khoẻ bản thân. Họ cho rằng, việc tự nấu cơm ở nhà sẽ tiết kiệm và đảm bảo hơn cho sức khoẻ. Vì vậy, họ rất hiếm khi nghĩ tới việc sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn để đặt món cho gia đình. Những người sử dụng các app giao đồ ăn trong độ tuổi này thường là những người vẫn còn đi làm, hoặc sinh sống một mình.

So sánh với thị trường giao đồ ăn tại nhà qua ứng dụng trên toàn cầu

Nguồn: Statista - Giao đồ ăn tại nhà và những con số đáng kinh ngạc!
Nguồn: Statista – Giao đồ ăn tại nhà và những con số đáng kinh ngạc!

Theo số liệu thống kê (tháng 9 năm 2020) Việt Nam là quốc gia có doanh thu cho ngành giao đồ ăn trực tuyến xếp thứ 32 toàn cầu. Cụ thể, doanh thu dự kiến năm 2020 là 302 triệu đô la Mỹ, tăng 45,9% so với năm 2019. 5 Quốc gia đứng trong Top đầu, theo thứ tự giảm dần gồm có: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Vương Quốc Anh và Brazil

Nguồn: Statista - Giao đồ ăn tại nhà và những con số đáng kinh ngạc!
Nguồn: Statista – Giao đồ ăn tại nhà và những con số đáng kinh ngạc!

Cũng theo nghiên cứu của Statista về dự kiến tăng trưởng trong thị trường giao đồ ăn trực tuyến, Việt Nam tuy có doanh thu đứng thứ 32 toàn cầu, nhưng số lượng người tham gia vào thị trường mới này vẫn xếp thứ 62. Cụ thể là 9,8% dân số cả nước (số liệu dự tính tại tháng 5 năm 2020). Mặc dù tăng 37,1% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng đây vẫn là một con số khá khiêm tốn so với 41% của Singapore hay 38,3% của Hà Lan. Hong Kong là quốc gia thứ 3 trong danh sách này với tỷ lệ người dân tham gia vào thị trường giao đồ ăn tại nhà là 36,7%. Hai cái tên còn lại cũng nằm trong Top 5 trong danh sách mà Statista đưa ra là Vương Quốc Anh với 36,6% và Canada là 35%.

>> Xem thêm: Đồ ăn chay giao tận nơi Tphcm và những điều bạn cần lưu ý!