Từ khóa về dịch Covid là từ khóa được tìm kiếm và nhắc đến nhiều nhất hiện nay. Trong khi mọi lĩnh vực của nền kinh tế thị trường trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đều bị ảnh hưởng không nhỏ. Thì ngành thương mại điện tử lại được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ dịch Covid-19 nhiều nhất, cụ thể là các app bán hàng “ lên đời” sau mùa dịch này. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để thấy sự thay đổi như thế nào về hình vi của người tiêu dùng đối với các app bán hàng nhé!
Mobile shopping đã len lỏi vào cuộc sống của con người như thế nào?
( Xu hướng mobile shopping là xu hướng mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây)
Thực tế, mọi thứ xung quanh chúng ta đều có mặt của các app. Chúng len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống. Nếu ngày xưa, muốn đi taxi thì gọi điện đến tổng đài thì ngày nay chỉ cần tải app về, đặt dịch vụ trên app là xong. Nếu mua hàng phải ra chợ, trung tâm thương mại thì hiện nay đặt hàng trên các app là hàng đã về. Nếu muốn đi ăn thì phải đến hàng quán, thì ngày nay; order trên app là đồ ăn đã đợi sẵn tại cổng nhà…
Tự nhiên trong cuộc sống của con người có thêm người đồng hành là các app. Thử tưởng tượng rằng, nếu một ngày bạn thức dậy, không còn những dịch vụ hỗ trợ của phần mềm, bạn có thấy thiếu vắng không? Quả thật, phát minh ra các app là phát minh vĩ đại nhất.
Xu hướng mua sắm trước dịch Covid
Trước dịch Covid, việc sử dụng app bán hàng cũng rất nhiều. Tuy nhiên, chỉ tập trung vào độ tuổi từ 20-35. Đây là độ tuổi trưởng thành, thường xuyên bận rộn với công việc. Nên họ thường lựa chọn việc mua sắm qua app bán hàng để giảm thiểu thời gian mua sắm. Hơn hết với mức bao trùm mặt hàng, từ những sản phẩm giá bình dân cho đến những sản phẩm cao cấp, những thứ “trên trời, dưới biển” cũng đều xuất hiện trên các app bán hàng. Ngoài ra còn kể tới các lợi ích khác như là dễ lựa chọn, nhiều chương trình khuyến mãi; giao hàng miễn phí; vận chuyển nhanh.
Do đó đây là điểm đến của những người tiêu dùng thông thái. Ngược lại, một số bộ phận thì tin dùng vào cách mua hàng truyền thống. Với đi liền với câu tục ngữ “ Không nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ” . Bởi họ cho rằng việc trao đổi hàng hóa qua Internet; sẽ gặp rất nhiều rủi ro; chẳng hạn như sản phẩm chất lượng kém; sản phẩm là hàng nhái; dịch vụ tư vấn kém, dịch vụ chuyển phát không tốt…
Lý do app bán hàng dành ngôi vị trong mùa dịch Covid
( Người tiêu dùng thay đổi thói quen khi có dịch Covid)
Theo ông Vũ Ðức Nguyên, Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam phụ trách ngành hàng tiêu dùng, cho biết: khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, người tiêu dùng ngay lập tức thay đổi các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng: từ “thuận tiện” sang “an toàn”, từ “cân nhắc về giá cả” sang “tình trạng có sẵn của hàng hóa”, từ “mong muốn” sang “nhu cầu thiết yếu”. Do vậy với sự thay đổi đột ngột của dịch, khách hàng lựa chọn các app bán hàng là điểm dừng cho việc lựa chọn hàng hóa.
Hiện nay người dân được khuyến khích hạn chế đi lại, thậm chí là cấm đi lại ở những nơi bùng phát dịch. Con người có thể làm việc tại nhà để tránh những nơi đông người, nhưng con người không thể thiếu những nhu cầu tất yếu, chằng hạn như là nhu cầu lương thực và nhu cầu sinh hoạt. Việc giải quyết cả hai vấn đề song song là yếu tố hàng đầu của người dân. Như vậy, đây là lý do cho các app bán hàng online “lên ngôi”.
Covid thay đổi hành vi của con người
Mọi người có thể mua sắm online tại nhà mà không cần phải di chuyển, không cần lo lắng vì tiếp xúc với người lạ. Chỉ cần một vài các thao tác như lướt, kích đúp… thì hàng hóa sẽ được giao tới nhà bạn nhanh chóng và an toàn. Mọi thứ dần trở lên dễ dàng hơn, quen thuộc hơn với tất cả mọi người.
Như vậy hành vi mua sắm trực tuyến được tiếp cận với nhiều đối tượng hơn trong mùa Covid. Từ mua bán truyền thống truyền qua mua bán trực tuyến qua các app bán hàng. Nhu cầu giao dịch online trở lên sôi nổi hơn bao giờ hết. Đây là một cơ hội, một thách thức mới cho các nhà kinh doanh nhỏ, lẻ qua nền tảng thương mại điện tử..
Mua hàng truyền thống bất ngờ bị “soán ngôi” bởi mua hàng qua app trong một khoảng thời gian rất nhanh. Đa phần, để thay đổi một hành vi nào đó, thì cần rất nhiều năm để thay đổi xu hướng. Nhưng đối với trường hợp của các app bán hàng thì không. Cơ hội đến quá nhanh, khiến cho các app “lên đời” nhanh chóng. Qua đây, cũng là cơ hội để mọi người có thêm trải nghiệm đối với hình thức mua hàng 4.0 này.
App bán hàng trao cơ hội phát triển cho nhà kinh doanh nhỏ, lẻ
( App bán hàng trao cơ hội phát triển cho nhà kinh doanh nhỏ, lẻ)
Thấy rằng, trước dịch Covid, những nhà kinh doanh nhỏ, lẻ thường có cơ hội cạnh tranh kém hơn so với những ông trùm kinh doanh có máu mặt trên thị trường như là BigC, VinMart…Tuy nhiên, việc xuất hiện một đại dịch lớn. Khiến những người kinh doanh yếu thế có cơ hội phát triển bản thân nhiều hơn. Cụ thể là họ có thể bán được nhiều hơn thông qua các app bán hàng như shopee, lazada, sendo…
Tình hình chung của thế giới hiện nay đang là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy mua hàng trên các app không chỉ ở Việt Nam, mà đó là xu hướng chung cho toàn thế giới. Do đó, đây là cơ hội để nhà kinh doanh nhỏ, lẻ trái nghiệm với hình thức này. Việc nhanh chóng mở rộng và tăng cường bán hàng đa kênh; sẽ là xu hướng đi đầu cho việc phát triển kinh doanh trên app bán hàng, không những ở hiện tại mà còn ở tương lai. Nhờ vào đó mà hãy biến thói quen mua sắm của mọi người thành thói quen mua sắm trực tuyến lâu dài. Hãy biến chúng ta thành những con người hiện đại của thế ký XXI.
Tuy nhiên, việc “lên đời” quá nhanh, khiến các app bán hàng phải suy nghĩ thêm nhiều điều ở tương lai. Liệu dịch Covid có thay đổi hoàn toàn hành vi mua sắm của người dân hay không? Liệu sau dịch Covid, các app bán hàng có giữ được chân của người tiêu dùng hay không? Hay app bán hàng chỉ là biện pháp tạm thời cho những người mới dùng trong dịch Covid?