Mỗi một xu hướng phát triển đều có những hướng đi chung, từ đó sự vận động phát triển sẽ đi theo quỹ đạo. Việc phát triển của các phần mềm bán hàng online cũng vậy, nó cũng đang đi theo một xu hướng chung trên thị trường và đòi hỏi các nhà sản xuất luôn luôn phải thiết lập ra những sáng tạo mới dựa trên xu hướng đó. Bài viết dưới đây, chỉ cho người đọc những xu hướng chung của việc phát triển các phần mềm này
1. Sự phát triển của các phần mềm bán hàng online
( Phần mềm bán hàng là xu hướng hiện nay)
Không biết chính xác là từ lúc nào, con người ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống, vào công việc. Nhưng có lẽ, đó là thời điểm phát triển, bùng nổ của Internet, của các thiết bị thông minh, cụ thể là của smartphone.
Những chiếc điện thoại thông minh được phổ biến từ những năm 2010, cho đến nay 2020, trên thế giới có hơn 5.117 tỷ người sử dụng điện thoại di động và chiếm khoảng hai phần ba tổng dân số thế giới. Nhìn thấy sự tiềm năng của việc sử dụng thiết bị di động, những người sáng tạo đã tạo ra các phần mềm bán hàng. Do đó, hình thành nên một xu hướng mới. Xu hướng mua bán hàng hóa qua các thiết bị thông minh. Như vậy, phần mềm bán hàng qua hình thức online là gì?
Phần mềm bán hàng online là một phần mềm được thiết lập trên các thiết bị thông minh, chẳng hạn: máy tính bảng, điện thoại, laptop. Qua đây con người có thể trao đổi hàng hóa trên phần mềm. Hoặc thực hiện các chức năng khác như quản lý bán hàng, quản lý nhân viên… chỉ cần kết nối với Internet. Mọi chuyện kinh doanh từ các bước đơn giản nhất cũng được tối ưu hóa. Giúp con người kinh doanh dễ dàng hơn, tránh đặt nặng áp lực lên vai nhân viên.
2. Xu hướng phát triển của các phần mềm bán hàng online
2.1 Sử dụng công nghệ điện toán đám mây
( Hầu hết các ứng dụng hiện nay đều sử dụng công nghệ điện toán đám mây)
Chủ đề về công nghệ điện toán đám mây từng là một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều nhất tại các sự kiện công nghệ được diễn ra tại Việt Nam. Nó đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp máy tính. Thay đổi cơ bản cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên; cơ cấu vận hành cũng như việc lưu trữ; phân phối và xử lý thông tin. Một cách hiểu đơn giản thì điện toán đám mây là một mô hình điện toán; phát triển dựa vào Internet để tối ưu hóa tính toán và các ứng dụng.
Đám mây là thứ để chỉ ẩn dụ của mạng Internet. Ví dụ, nếu như không có điện toán đám mây, thì khi muốn phát triển một ứng dụng nào đó. Bạn sẽ phải đi mua hoặc thuê nhiều máy chủ. Đặt máy vào các trung tâm dữ liệu để có thể triển khai được ứng dụng đó trên thực tế. Việc này khiến cho quá trình phát triển của ứng dụng trở lên cồng kềnh và khó kiểm soát. Hiện nay, điện toán đám mây ngày nay đã được ứng dụng rất phổ biến. Việc lưu trữ dữ liệu trên đám mây khiến cho công việc của con người trở lên dễ dàng hơn.
Ứng dụng của công nghệ điện toán đám mây trên thực tế là vô cùng nhiều. Chằng hạn phải kể tới việc quản lý bán hàng. Nó khiến cho công việc này trở nên đơn giản; nhanh chóng; tránh được sự sai sót trong việc quản lý bán hàng; tiết kiệm cơ sở hạ tầng. Hầu hết các phần mềm bán hàng hiện nay đều sử dụng loại công nghệ này. Đây cũng chính là xu hướng mà mọi phần mềm đều học tập và đi theo. Bởi những lợi ích mà công nghệ điện toán đám mây đem lại cho chúng ta.
2.2. Công nghệ di động
( Công nghệ di động và Công nghệ điện toán đám mây luôn luôn đồng hành cùng nhau trong sự phát triển của nhân loại)
Có thể nói đây là một làn sóng mới trong những năm gần đây. Với hơn 5.117 tỷ người sử dụng điện thoại di động. Ngày nay smartphone đang là những cầu nối chính được các nhà kinh doanh nhỏ lẻ kết nối với khách hàng. Dao động khoảng 63% người tiêu dùng sử dụng smartphone khi mua sắm. Hơn nữa, khoảng 49% nhà kinh doanh sử dụng điện thoại di động để gia tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng tại cửa hàng.
Dựa vào công nghệ điện toán đám mây; việc quản lý bán hàng; quản lý nhân viên; quản lý số liệu nhập vào; số liệu xuất ra…cũng được hoạt động hiệu quả. Có thể nói mối quan hệ giữa công nghệ di động với công nghệ điện toán đám mây có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ nhau trong việc thiết lập một phần mềm online. Không có công nghệ điện toán đám mây, việc ứng dụng phần mềm vào thực tế khó khăn hơn; mất nhiều thời gian hơn để nghiên cứu. Tuy nhiên, không có công nghệ di động thì điện toán đám mây cũng không có “cửa” để phát huy hết chức năng; nhiệm vụ của nó. Do vậy, hai xu hướng này đồng hành với nhau trên hành trình phát triển của các phần mềm online
2.3. Đẩy lên các kho ứng dụng
( iOS và Android là hai hệ điều hành chính được sử dụng phổ biến hiện nay)
Kho ứng dụng hay còn gọi là chợ ứng dụng dành riêng cho những sản phẩm, những phần mềm chạy trên các hệ điều hành khác nhau, chủ yếu là trên các thiết bị di động. Ví dụ App store là kho ứng dụng dành riêng cho những phần mềm chạy trên hệ điều hành iOS. Tương tự với CH Play là hệ điều hành Android…Gọi là xu hướng nhưng đây cũng được coi là bản năng sinh tồn của nhà sản xuất phần mềm bán hàng online. Bởi mục đích sản xuất ra phần mềm là muốn hướng tới sự chú ý của người dùng. Từ đó có thể kiếm lợi nhuận từ việc bán phần mềm.
Bởi vậy, việc đẩy các phần mềm bán hàng online lên các kho ứng dụng là điều tất yếu. Hiện nay, có hai hệ điều hành chính, được sử dụng phổ biến hiện nay đó là iOS và Android. Do vậy, đây cũng là hai kho ứng dụng được coi là nơi hướng tới của nhà sản xuất. Tuy nhiên, dựa vào nhu cầu và khả năng kinh tế của từng nhà sản xuất, mà việc lựa chọn kho ứng dụng nào cũng là câu hỏi khó trả lời. Hãy tham khảo các bài viết về ưu điểm và nhược điểm của việc thiết lập phần mềm trên các kho ứng dụng, từ đó có cái nhìn tổng quát nhất về câu hỏi này
Trên đây là toàn bộ bài viết về những xu hướng chung của các phần mềm bán hàng online. Nếu bạn đọc có thêm thông tin về những xu hướng khác thì có thể comment dưới đây viết nhé!