
Theo Statista – Công ty nghiên cứu thị trường và dữ liệu người dung, doanh thu trong mảng giao đồ ăn tận nơi tại Việt Nam ước đạt 127 triệu USD trong năm 2019. Số lượng người dùng lên đến 7,3 triệu người và liên tục tăng trưởng qua các năm.
Hãy cùng bài viết tìm hiểu về sự nhộn nhịp của thị trường giao đồ ăn tận nơi nhé!
Tại sao người Việt đón nhận việc giao đồ ăn tận nơi?

Về tốc độ phát triển kinh tế, sự phổ biến của điện thoại thông minh là yếu tố đầu tiên giúp thị trường trở nên nhộn nhịp. Bên cạnh đó, tốc độ số thị hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến sự thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt. Điều này giúp nhu cầu đặt đồ ăn giao tận nơi tăng lên.
Về sự tiện lợi, các ứng dụng giao đồ ăn tận nơi liên kết với rất nhiều quán ăn. Số lượng quán ăn tăng lên khiến thực đơn trên các ứng dụng ngày càng phong phú. Tất cả các hình thức món ăn từ bữa chính, ăn vặt hay đồ uống đều có, phục vụ cả tầng lớp bình dân tới cao cấp.

Các ứng dụng sử dụng rất đơn giản, chỉ cần vài thao tác là bạn đã đặt xong món ăn mình mong muốn. Bên cạnh đó, luôn có các chương trình khuyến mãi, khiến việc đặt giao đồ ăn tận nơi còn rẻ hơn so với việc tự nấu ăn.
Các cửa hàng bắt nhịp rất nhanh cùng với các app giao đồ ăn. Họ nhận thấy các chi phí khuyến mãi hoàn toàn có thể bù đắp bởi chi phí Marketing và số lượng khách hàng. Thay vì chỉ tiếp cận được khách hàng trong một bán kính nhỏ, họ có thể tiếp cận khách hàng tại các vị trí xa hơn.
Chính vì vậy, thị trường giao đồ ăn tận nơi Việt Nam tăng trưởng rất mạnh. Thậm chí, điều này còn vượt sức tưởng tượng của các CEO mới đảm nhiệm vị trí. “Quy mô thị trường giao nhận đồ ăn trực tuyến lớn hơn tôi hình dung rất nhiều,” Lê Diệp Kiều Trang, người đã ngồi tại vị trí CEO của GO-VIET từ tháng 5.2019, cho biết.
Việc thị trường đón nhận cũng được các lãnh đạo cấp cao của các ông lớn nhận thấy. Jerry Lim, giám đốc Grab cho biết: “Người Việt Nam đang trở nên quen thuộc hơn với công nghệ, sẵn sàng thử nghiệm và trải nghiệm dịch vụ mới, khiến cho các dịch vụ giao nhận đồ ăn mở rộng nhanh chóng, trong đó có GrabFood.”

Quy mô thị trường giao đồ ăn tận nơi Việt Nam và dự báo tăng trưởng?
Quy mô thị trường Việt Nam
Thị trường giao đồ ăn tận nơi được dự báo liên tục tăng trưởng. Với quy mô chỉ 70 triệu USD trong năm 2017, tới năm 2019, quy mô đã tăng lên 146 triệu USD. Tăng gấp đôi chỉ trong 2 năm.
Trong năm 2020, thị trường được dự báo tăng lên 195 triệu USD và dự báo tăng lên 330 triệu USD.
Chính vì vậy, Việt Nam trở thành địa điểm được các ông lớn chi tiền không tiếc tay.
Điểm mặt các ông lớn tại thị trường Việt Nam

Thị trường giao đồ ăn tận nơi chứng kiến nhiều sự gia nhập, cũng như sự biến mất của các ứng dụng.
Cái tên đầu tiên phải kể đến trong thị trường này là Now. Ra mắt năm 2016, Now là ứng dụng đi tiên phong trong thị trường giao đồ ăn tận nơi. Now vốn thuộc Foody, ra mắt năm 2011, đã bán lại 82% cho SEA với giá 64 triệu USD. Now cung cấp đa dạng các dịch vụ như: đồ ăn, đặt bàn, thực phẩm, rượu bia, hoa, sản phẩm, thuốc, thú cưng, giặt ủi.

Grab, siêu kỳ lân đến từ Malaysia, cung cấp dịch vụ tại 8 quốc gia Đông Nam Á là cái tên thứ 2 được nhắc tới. Điểm mạnh của Grab khi tham gia thị trường giao đồ ăn là có sẵn tệp khách hàng sử dụng ứng dụng gọi xe Grab, vốn lớn và nền tảng công nghệ tốt. Tuy nhiên, vì đi sau Now nên Grab phải đẩy cực mạnh các chương trình khuyến mãi nhằm giáo dục khách hàng. Các hoạt động thể hiện sự khổng lồ của Grab có thể kể đến như: cạnh tranh bằng giá, Marketing mạnh, khuyến mại, trợ cấp, giảm giá cho các đối tác.

Siêu kỳ lân Go-Jek hoạt động tại 4 nước Đông Nam Á. Trước đó, Go-jek đã mất khá nhiều thời gian để ấn định thương hiệu Goviet cũng như GoFood vào tâm trí người Việt. Tuy nhiên, có những vấn đề khiến Go-jek quyết định “làm lại từ đầu” khi quyết định bỏ thương hiệu Goviet với màu đỏ, thay vào đó là thương hiệu Go-jek với màu xanh lá kèm đen.

Loship, thuộc sở hữu của các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam. Ra mắt vào tháng 12 năm 2017, Loship là ứng dụng cung cấp nhiều dịch vụ xung quanh tài xế, từ giao đồ ăn tận nơi, giao tạp phẩm, giao thuốc, giao hoa, giặt ủi…

Baemin, một kỳ lân Hàn Quốc thuộc Woowa Brothers Corp. Ứng dung này ra mắt vào tháng 6 năm 2019 và mới chỉ hoạt động tại TPHCM và nội thành Hà Nội. Ứng dụng này sau khi thâu tóm Vietnammm, đã ra chiến dịch Marketing gắn liền với văn hóa, bản sắc và công nghệ của xứ Hàn.

Sự đón nhận của các cửa hàng đối với việc giao đồ ăn tận nơi
Đi cùng với sự chịu chơi của các ông lớn, các cửa hàng cũng rất nhạy bén trong việc chạy theo xu hướng. Điều này giúp cho nhiều cửa hàng tăng doanh thu, thậm chí gấp nhiều lần so với bán truyền thống.
Các cửa hàng không ngần ngại trích % cho các ứng dụng giao đồ ăn. Họ hiểu rằng đó là chi phí Marketing, giúp họ tiếp cận với nhiều khách hàng tại nhiều khu vực và đa dạng tệp khách hàng hơn.

Bên cạnh đó, các cửa hàng còn linh hoạt thực hiện các chiến dịch Marketing ngay trên cáp ứng dụng. Các bạn có thể thấy rất nhiều quán ăn giảm giá món đồng giá, giá bán luôn thấp hơn 25% so với giá món, thậm chí miễn phí. Điều này giúp cửa hàng tăng số lượng người biết đến và mang về doanh thu mỗi ngày. Hãng trà sữa Toocha cho biết, sau khi thực hiện chiến dịch miễn phí 10.000 ly trà sữa, doanh thu đã tăng hơn 30%.
Có thể thấy, sự chịu chơi của các ông lớn và sự đón nhận của các cửa hàng đã giúp cho người tiêu dùng có những trải nghiệm tuyệt vời cùng giao đồ ăn tận nơi.
Xem thêm: Giao đồ ăn có nên hợp tác với các app đặt hàng?