App giao hàng đồ ăn có đang thao túng cửa hàng ?

App giao hàng đồ ăn có đang thao túng cửa hàng?
App giao hàng đồ ăn có đang thao túng cửa hàng?

Gần đây, Covid-19 quay lại khiến các dịch vụ giao hàng đồ ăn được người dân sử dụng. Mặc dù việc đưa sản phẩm lên các app giao hàng được dự báo là xu thế nhưng nhiều chủ cửa hàng chưa quan tâm cho tới khi Covid-19 bùng phát. Tuy vậy, việc quyết định đưa sản phẩm của mình lên App giao hàng đồ ăn lại vấp phải nhiều vấn đề khiến chủ cửa hàng băn khoăn như cạnh tranh về khuyến mãi, chiết khấu quá cao, bị các app thao túng…

Vậy những vấn đề đó có thực sự phức tạp và khó chịu như nhiều bài báo đưa tin?

Điểm mặt vài vấn đề của App giao hàng đồ ăn 

Điểm mặt vài vấn đề của App giao hàng đồ ăn
Điểm mặt vài vấn đề của App giao đồ ăn 

Vấn đề về thái độ của shipper là điều đầu tiên ai cũng có thể nhìn thấy, không ít những vụ việc shipper khó chịu, thậm chí xô xát với nhân viên, khách hàng được đưa lên truyền thông. Đội ngũ này không nằm trong sự quản lý của cửa hàng và mà thuộc quản lý của các hãng giao đồ ăn, và họ không phải một cá nhân cố định, không phải đối tác “cứng” nên cửa hàng chịu khá nhiều rủi ro với thái độ của đội ngũ này. 

Điểm mặt vài vấn đề của App giao hàng đồ ăn
Điểm mặt vài vấn đề của App giao đồ ăn 

Tiếp theo, nhiều bài báo phân tích rằng cửa hàng phải chiết khấu cho các App giao đồ ăn với con số khoảng 20-30% doanh thu (quan sát cho thấy con số này chỉ khoảng 15-20%). Đây là một con số được nhiều chủ cửa hàng cho là khá lớn khiến lợi nhuận của cửa hàng giảm sút không được như kỳ vọng, nên khách hàng càng nhiều thì chủ cửa hàng “càng buồn”.

Điểm mặt vài vấn đề của App giao hàng đồ ăn
Điểm mặt vài vấn đề của App giao đồ ăn 

Một vấn đề nữa là việc đưa sản phẩm lên App khiến cửa hàng phải chạy đua khuyến mãi với các cửa hàng khác. Một mặt, việc này khiến cửa hàng liên tục phải tung khuyến mãi, nếu không tung ra sẽ không có khách hàng và khó cạnh tranh với các cửa hàng khác. Mặt khác, khách hàng lựa chọn cửa hàng vì khuyến mãi và khó có được khách hàng trung thành. 

Mặt khác, khách hàng lựa chọn cửa hàng vì khuyến mãi và khó có được khách hàng trung thành
Mặt khác, khách hàng lựa chọn cửa hàng vì khuyến mãi và khó có được khách hàng trung thành

Tóm lại, có thể nói chủ cửa hàng đang phải chịu cảm giác bị các App giao đồ ăn thao túng và ngồi “chiếu dưới” trên bàn đàm phán với các App này. Nhưng có thực sự vấn đề khiến các cửa hàng nhức đầu là do các App giao đồ ăn?

Vấn đề nằm ở đâu, App giao hàng đồ ăn hay cửa hàng?

Đầu tiên là về vấn đề chiết khấu. Như đã phân tích ở trên, với con số chiết khấu như vậy, nhiều chủ cửa hàng tỏ vẻ không hài lòng mặc dù lượng khách tới quán đông. Một số người phản biện rằng con số này chỉ ngang ngửa với chi phí Marketing mà cửa hàng bỏ ra, một số khác lại cho rằng nhiều cửa hàng đã có tệp khách hàng lớn rồi thì chi phí bỏ ra như vậy là quá lớn, họ đã phải cắt doanh thu của mình cho các App giao đồ ăn.

Với con số chiết khấu lớn như vậy, nhiều chủ cửa hàng tỏ vẻ không hài lòng mặc dù lượng khách tới quán đông
Với con số chiết khấu lớn như vậy, nhiều chủ cửa hàng tỏ vẻ không hài lòng mặc dù lượng khách tới quán đông

Để giải đáp vấn đề này, chúng ta cần hiểu quan hệ giữa cửa hàng và App giao đồ ăn là đối tác. Mặc dù đâu đó vẫn có hơi hướng “chiếu trên, chiếu dưới” nhưng rõ ràng đây là cuộc chơi chung, rất nhiều cửa hàng cũng tham gia và con số chiết khấu này được công khai, minh bạch. 

Rất nhiều cửa hàng cũng tham gia và con số chiết khấu này được công khai, minh bạch
Rất nhiều cửa hàng cũng tham gia và con số chiết khấu này được công khai, minh bạch

Đó là cách giải đáp về lý thuyết, còn trên thực tế, số lượng App tham gia vào cuộc chơi cũng không ít. Có rất nhiều cửa hàng từ chối lời mời của các App giao đồ ăn, vì họ tự tin với sản phẩm của họ (thời điểm chưa dịch, còn có dịch họ thay đổi như nào, tác giả chưa nắm thông tin).

Có rất nhiều cửa hàng từ chối lời mời của các App giao đồ ăn
Có rất nhiều cửa hàng từ chối lời mời của các App giao đồ ăn

Một số quán không chủ động tìm kiếm các App làm đối tác nhưng vẫn được các App đưa thông tin lên, sau đó hệ thống chăm sóc của App đưa lời mời chiết khấu. Mặc dù cửa hàng từ chối nhưng App vẫn tiếp tục đưa thông tin của cửa hàng để “dụ dỗ” cửa hàng. Đối với các thương hiệu lớn, các App đưa sản phẩm lên mà không hề mất chi phí, vì các App lấy thương hiệu đó để Marketing cho chính mình. 

Vấn đề thứ 2 là ở các khuyến mãi trên các App giao đồ ăn. Các chủ cửa hàng cho rằng mình phải cạnh tranh khuyến mãi, nếu không có khuyến mãi thì không có khách hàng, nhân viên và chủ nhìn nhau ngồi chơi. Tuy nhiên, chẳng có ai kinh doanh lại ngồi im khi biết mình sẽ phải chịu lỗ cả. 

Quan hệ giữa cửa hàng và App giao đồ ăn là đối tác
Quan hệ giữa cửa hàng và App giao đồ ăn là đối tác

Người tiêu dùng hoàn toàn biết việc khuyến mãi của các cửa hàng không thể lỗ một cách “buồn bã” như các chủ cửa hàng kể. Thứ nhất việc khuyến mãi có thể nhằm quảng bá và cạnh tranh thương hiệu của cửa hàng với các thương hiệu khác. Đây là lỗ chủ động. Thứ hai là họ sẽ khuyến mãi sản phẩm mồi nhằm kích thích mua hàng, tăng doanh số. Thứ 3 là các chủ cửa hàng tự biết nâng giá sản phẩm so với mua hàng trực tiếp. Trong một số trường hợp, các App giao đồ ăn tự nâng giá sản phẩm của cửa hàng khi họ đưa sản phẩm lên App để “dụ dỗ” quán. 

Trong một số trường hợp, các App giao đồ ăn tự nâng giá sản phẩm của cửa hàng khi họ đưa sản phẩm lên App
Trong một số trường hợp, các App giao đồ ăn tự nâng giá sản phẩm của cửa hàng khi họ đưa sản phẩm lên App

Như vậy có thể thấy, việc đưa sản phẩm lên App buộc các cửa hàng phải tham gia vào một thị trường cạnh tranh khốc liệt hơn. Tại đây, các chủ cửa hàng phải hiểu bản chất của App giao đồ ăn và linh hoạt theo nó thay vì chỉ biết “buồn bã”. 

App giao hàng trung gian chỉ là công cụ hỗ trợ PR và dùng thử sản phẩm mới. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ, và khu vực mới là cái quyết định khách có quay lại. Nếu tìm hiểu khách hàng thì sẽ biết vài điều khách hàng ngại việc đặt đồ ăn như cách đóng gói toàn nilon, đồ nhựa dùng 1 lần nhìn đã mất ngon, phần vì thấy chất lượng các shop cũng khá lộn xộn,… Nếu nhận ra mà cải thiện thì nhất định sẽ có được. Khách hàng có xu hướng lười mua đồ ăn, đồng thời họ cũng có xu hướng lười thử trong bối cảnh chất lượng đồ ăn trên App vẫn còn “lộn xộn”. 

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ, và khu vực mới là cái quyết định khách có quay lại
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ, và khu vực mới là cái quyết định khách có quay lại

Sử dụng App trung gian giao đồ ăn nhanh mà cứ nhìn vào lợi nhuận, doanh số mà không hiểu được giá trị thật hoặc cái khách hàng quan tâm nằm đâu mới là cốt lõi vấn đề. Chấp nhận một nhóm khách hàng quen với khuyến mãi, nhưng cần hiểu họ chỉ khó chấp nhận sản phẩm cùng chất lượng với giá cao hơn, còn nếu sản phẩm chất lượng thì họ sẵn sàng sử dụng dịch vụ.  

Khách hàng khó chấp nhận sản phẩm cùng chất lượng với giá cao hơn
Khách hàng khó chấp nhận sản phẩm cùng chất lượng với giá cao hơn

Hy vọng bài viết này cung cấp kiến thức hữu ích cho bạn đọc về vấn đề liên quan đến App giao hàng đồ ăn, đặc biệt là những chủ cửa hàng đang lo âu vì dịch. Nếu sản phẩm tốt, khách hàng sẽ tiếp tục sử dụng dù có khuyến mãi hay không.  

Tìm hiểu thêm: 4 lưu ý cho FnB khi sử dụng App giao đồ ăn